Bí quyết tuyển dụng và đã ngộ người tài
Tuyển dụng và đãi ngộ người tài là một kỹ năng thiết yếu của người quản lý, đây cũng là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển và thành công của một công ty. Sự phát triển và bền vững của một công ty ngày nay cơ bản phụ thuộc vào yếu tố con người hơn là tài sản vật chất. Bạn là một người quản lý, bạn có khả năng huy động nguồn vốn, tài sản, cơ sở vật chất, đất đai, thiết bị, nguyên vật liệu… Nhưng yếu tố quan trọng nhất để biến tất cả những yếu tố trên thành lợi nhuận đó chính là yếu tố con người, vậy để trở thành một người quản lý giỏi bạn cần phải có kỹ năng tuyển dụng và giữ chân người tài, đó là điều hiển nhiên.Trong khi việc tìm kiếm nhân tài trở nên khó khăn thì những nhà quản trị nhân lực buộc phải thay đổi hoàn toàn cách tư duy cũ. Việc không sắp xếp được đúng người đúng việc hay do tuyển sai người sẽ gây nên tổn thất đáng nghiêm trọng. Theo David Oglivy đã đúc kết tầm quan trọng của việc tuyển dụng như sau: “ Nếu mỗi chúng ta đều tuyển những người kém hơn chúng ta, chúng ta sẽ trở thành công ty của những gã lùn. Còn nếu tuyển những người giỏi hơn, chúng ta sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ”. Vì vậy, các nhà tuyển dụng phải có nghĩa vụ to lớn đối với công ty và chính họ trong việc tập trung cao độ và hết sức cẩn trọng trong công tác tuyển dụng.
BÍ QUYẾT TUYỂN DỤNG
Hầu hết các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp đều muốn tìm cho mình một ứng viên thích hợp và xứng đáng nhất với vị trí công việc. Vậy, câu hỏi được đặt ra là làm sao để tìm được ứng viên phù hợp nhất? Có rất nhiều yếu tố mà nhà tuyển dụng cần phải tìm hiểu về ứng viên như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn , tính cách cá nhân…nhưng bí quyết tuyển dụng thành công chính là phải xác định rõ bạn cần gì ở ứng viên. Điều đó sẽ giúp bạn sàng lọc ra những ứng viên sang giá nhất cho vị trí đang tuyển dụng. Theo các nghiên cứu khoa học từ sự nghiệp của các CEO và kinh nghiệm tuyển dụng của các công ty lớn đã đưa ra 7 bí quyết giúp tuyển dụng thành công
1> Liệt kê một bảng những mong đợi của bạn về hiệu quả công việc mà bạn mong muốn một nhân viên có thể mang lại trong một thời điểm chính xác, rõ ràng.
2> Xác định rõ những nhân tố văn hóa doanh nghiệp của bạn mà các ứng viên cần phải có.
3> Sử dụng internet để tìm kiếm những ứng viên sáng giá cho công ty bạn mà không phụ thuộc quá nhiều vào những nhà tuyển dụng trung gian.
4> Trao thưởng cho nhân viên nhân sự tìm được những ứng viên sáng giá nhất cho doanh nghiệp.
5> Lựa chọn đúng người qua viêc tiến hành thực hiện ít nhất một cuộc phỏng vấn tỉ mỉ, kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ, theo thứ tự thời gian. Thực sự đào sâu cuộc phỏng vấn và lưu ý các câu hỏi sau:
- Công việc cụ thể của người được tuyển dụng?
- Thành tích lớn nhất của anh ta là gì?
- Sai lầm của anh ta là gì ?
- Sếp cũ của anh ta nói gì về anh ta ? ( có thể kiểm tra từ thư tham khảo) Tại sao anh ta lại bỏ công việc cũ ?
6> Coi chừng với những tín hiệu đèn đỏ như : Các ứng viên không chịu trách nhiệm cho những sai lầm trong quá khứ, hoặc nói không hay về hầu hết những ông chủ cũ.
7> Luôn ghi nhớ 5 chữ F mà các ứng viên đều quan tâm :
- Fit : phù hợp với công ty của bạn
- Family : ủng hộ giúp đỡ để họ trở thành thành viên của đại gia đình công ty
- Freedom : tự do đưa ra các quyết định
- Fortune: Vận may và danh tiếng
- Fun: Sự vui vẻ
Hai sai lầm cần tránh trong tuyển dụng:
1> Cố gắng tìm kiếm những ứng viên sáng giá nhất. Đừng cố giả sử là công ty của bạn phải tuyển một ứng viên nổi bật nhất, tốt nhất và sáng giá nhất trên thị trường, bởi vì:
- Việc dành được họ có thể gây tốn kém cho công ty bạn hơn khả năng có thể chịu được.
- Nền tảng học vấn và nghề nghiệp của họ có thể vượt quá những gì mà công việc thực sự đòi hỏi
- Họ có thể quá tự tin về giá trị của mình đến nỗi sẽ không đem lại một thái độ và nhận thức tích cực cho công việc mới của bạn - và họ sẽ luôn để mắt tìm ở bên ngoài một “ thỏa thuận tốt hơn,lớn hơn”
2> Tuyển dụng theo trí tưởng tượng riêng của bạn. Một sai lầm rất thông thường thường khác là tuyển người giống bạn. Nhiều nhà quản lý cho rằng việc họ có thể xây dựng một đội ngũ hay phòng ban vững mạnh bằng cách thu nhập những người có cùng điểm mạnh và cá tính - những điều này được xét đoán theo quan điểm của chính các nhà quản lý. Nhưng hãy nhớ rằng: sự đa đạng về cá tính, phong cách làm việc và cách ra quyết định sẽ:
- Tạo sự phong phú về văn hóa của nhóm hoặc phòng ban
- Tăng cơ hội phát sinh ý tưởng và giải pháp sang tạo của nhóm
- Để các thành viên bổ sung điểm mạnh bù trừ các điểm yếu của nhau
BÍ QUYẾT ĐÃI NGỘ NHÂN TÀI
Tuyển dụng là một yếu tố quan trọng nhưng đãi ngộ nhân tài là điều cần thiết đối với sự phát triển thịnh vượng của một doanh nghiệp. Chúng bổ sung cho nhau và nếu cả hai mặt được thực hiện tốt thì chúng sẽ đem đến những hiệu quả to lớn trong kinh doanh. Doanh nghiệp của bạn đã tuyển dụng được những con người tài năng cho những vị trí phù hợp, điều đó chứng tỏ bạn đang có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh, vì rất ít công ty thực hiện được mục tiêu này. Nhưng làm sao để giữ chân được những nhân viên này ở lại với công ty của bạn, đó là một thách thức lớn. Hãy học hỏi kinh nghiệm của nhiều công ty ở Mỹ, họ nhận ra rằng thiếu nhân tài là một hạn chế nghiêm trọng đối với sự phát triển trong tương lai nên đã rất cố gắng giữ chân người tài.
Những yếu tố giữ chân nhân viên:
Nhân viên ở lại với công ty vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm sự an toàn trong công việc, văn hóa công ty thừa nhận tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự công nhận công việc được thực hiện tốt, giờ giấc linh động, hay ý thức sở hữu. Những lý so này có thể thau đổi nhiều ở từng nước khác nhau. Tuy nhiên trong các nền văn hóa mà con người có thể tự do thay đổi công việc, sau đây là những động cơ chính để họ ở lại:
- Niềm tự hào về công ty. Nhân viên muốn làm việc trong một công ty quản lý tốt được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo tháo vát, tài ba - tức là các nhà quản lý cấp cao nhất phải có cái nhìn sáng suốt về tương lai của công ty, có thể nghĩ ra những chiến lược hùng mạnh để thành công, và có thể thúc đẩy người khác thực hiện tầm nhìn chiến lược đó.
- Kính trọng cấp trên. Mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên trực tiếp thậm chí còn quan trọng hơn. Nhân viên có nhiều khả năng ở lại nếu họ có một cấp trên mà họ kính trọng và người đó là nguồn động viên cho họ.
- Lương bổng hậu hĩnh. Nhân viên cũng muốn làm cho các công ty có lương bổng khá. Đây không chỉ đơn thuẩn là mức lương và phúc lợi có tính cạnh tranh mà còn là những lợi ích vô hình ẩn dưới hình thức cơ hội học hỏi, thăng tiến, thành đạt.
- Sự tương hợp. Cơ hội làm việc với các đồng nghiệp hơn nhau và tôn trọng lẫn nhau là một yếu tố khác để nhân viên ở lại.
- Công việc có ý nghĩa. Công việc thú vị và vừa ý sẽ thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhân viên và khiến nhân viên làm việc nhiệt tình và năng suất hơn.
Những lý do khiến nhân viên ra đi:
Nhân viên rời khỏi công ty vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là vì công ty không đáp ứng dược một hoặc nhiều yếu tố khiến họ ở lại đã nêu trên. Ví dụ:
- Sư thay đổi về cách lãnh đạo của công ty. Hoặc là chất lượng ra quyết định của cấp lãnh đạo đi xuống, hoặc là những người lãnh đạo mới mà nhân viên chưa tin tưởng hay cảm thấy không thoải mái với cách lãnh đạo của họ.
- Mâu thuẫn với cấp trên trực tiếp. Nhân viên cũng có thể ra đi khi mối quan hệ của họ với cấp trên trở nên căng thẳng hoặc khó giải quyết, và họ thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài ra đi.
- Những người bạn thân ra đi. Một hoặc nhiều đồng nghiệp mà nhân việc đặc biệt quý mến và nể trọng rời khỏi công ty, do đó đã chia lìa mối quan hệ thân hữ rất có ý nghĩa với nhân viên đó.
- Thay đổi trách nhiệm theo hướng không có lợi. Trách nhiệm công việc của nhân viên thay đổi khiến công việc không còn thu hút mối quan tâm sâu sắc của người đó không đem lại ý nghĩa và sự khuyến khích.
Từ những yếu tố giữ chân nhân viên và yếu tố khiến họ ra đi như đã trình bày ở trên, có một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý đó là :cần phải làm gì để giữ lại càng nhiều nhân viên giỏi càng tốt? Sau đây là 9 bí quyết cơ bản giúp các nhà tuyển dụng trả lời câu hỏi này.
1> Để nhân viên có sự khởi đầu tốt. Để nhân viên có sự khởi đầu tốt bằng việc tuyển người phù hợp với công việc của họ và đảm bảo rằng họ hiểu họ đang hòa nhập vào cái gì ( cả về văn hóa của công ty lẫn các chi tiết trong bản mô tả công việc của họ). Một sự khởi đầu tốt cũng bắt đầu bằng việc định hướng cho nhân viên mới khiến họ cảm thấy mình được chào đón và là một phần của tập thể.
2> Xây dựng một môi trường làm việc tốt với các cấp lãnh đạo được nhân viên nể trọng. Các nhà quản lý thường cho rằng chính sách và văn hóa của công ty quyết định môi trường làm việc. Trong một chừng mực nào đó thì điều này là đúng. Nhưng chính sách có thể bị phá vỡ. Trong nhiều trường hợp, bầu không khí của phòng ban hay bộ phận còn quan đối với nhân viên hơn là văn hóa công ty tổng thể.
Những nhà lãnh đạo yếu kém sẽ ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Có bao nhiêu người quản lý trong bộ phận của bạn làm người báo cáo trực tiếp khó chịu? Bao nhiêu người tính khí cáu kỉnh, la mắng cấp dưới công khai, đổ lỗi cho người khác về thất bại của chính họ, và chẳng bao giờ biết nói câu “ Cám ơn, anh đã làm việc tốt”? Nếu nhà quản lý hay cấp trên trực tiếp ở công ty bạn đều khó chịu như vậy thì nguy cơ mọi nhân viên có năng lực sẽ ra đi. Hãy mạnh dạn thay thế các nhà quản lý còn yếu kém còn hơn bạn phải liên tục thay thế nhân viên của mình.
3> Chia sẻ thông tin. Thông tin được cung cấp công khai - về kinh doanh, năng lực tài chính, chiến lược và kế hoạch - sẽ giúp các nhân viên hiểu rằng bạn tin tưởng họ, rằng họ là những cộng sự quan trọng và bạn tôn trọng khả năng hiểu biết cũng như đóng góp của họ xét về mặt tổng thể.
4> Giao cho nhân viên quyền tự chủ theo khả năng của họ. Nhiều người thích làm việc với sự giám sát ở mức tối thiểu. Vì vậy, hãy để nhân viên được tự do quyết định những gì họ có thể. Điều đó sẽ giúp họ hài lòng, thoải mái hơn và giúp cho công việc của bạn với vai trò là một quản lý dễ hơn. Hãy giao một nhóm nhận trách nhiệm khám phá thị trường mới hoặc giải quyết một vấn đề kinh doanh. Nếu khả thi thì hãy chia nhỏ bộ phận làm việc và để thành viên tự làm việc.
5> Thách thức nhân viên tư duy. Hầu hết mọi người - đặc biệt là những người bạn muốn giữ lại nhất – thích được chinh phục những thử thách và cảm thấy bạn tin tưởng họ với những trách nhiệm lớn hơn họ mong đợi. Vì vậy hãy giao cho họ những công việc buộc phải tư duy, động não và hỗ trợ họ những gì cần thiết để thành công.
6> Linh động. Việc sắp xếp công việc linh động sẽ đem lại nhiều thành công trong việc duy trì nhân viên.
7> Thiết kế các công việc để khuyến khích duy trì nhân viên. Không gì làm cằn cỗi tâm hồn đối với một nhân viên thông minh hơn là một công việc lặp đi lặp lại, quá biệt lập, thiếu thách thức, hoặc không vừa ý. Bạn có thể khắc phục vấn đề này thông qua việc thiết kế công việc: làm cho những công việc lặp đi lặp lại đa dạng hơn, thỉnh thoảng đưa các nhân viên hoạt động biệt lập vào các dự án theo nhóm, tăng thử thách… Nếu công việc lien quan đến một hoặc nhiều nhiệm vụ buồn tẻ, hãy xem xét để loại trừ hoặc thuê nguồn lực bên ngoài làm những việc đó.
8> Xác định sớm những nhân viên có thể rời bỏ công ty. Môi trường làm việc tốt và công việc tốt là vấn đề thuộc về quan điểm cá nhân. Những gì thách thức đối với người này lại có thể là nỗi khiếp sợ đối với người khác. Do đó bạn sẽ không biết bạn đang hành động tốt đến mức nào trừ khi bạn đặt ra câu hỏi.
Là một nhà quản lý, bạn thường xuyên giao thiệp và chia sẻ quan điểm với những người báo cáo trực tiếp cho bạn. Hãy nghĩ đến việc “ phát hiện những trường hợp rời bỏ công ty” từ những cuộc giao tiếp này. Điều đó giúp bạn xác định đúng lúc những người có thể rời bỏ công ty và có biện pháp đối phó hiệu quả. Hãy thực hiện một cuộc “ phỏng vấn lưu lại công ty” bằng cách hỏi nhân viên đó xem họ thấy như thế nào về nhiệm vụ được giao của họ, chính sách của công ty, môi trường làm việc. Hãy hỏi mục tiêu cá nhân, liệu họ có thấy được hòa nhập hay bị loại trừ bởi môi trường văn hóa của công ty không, và những gì sẽ giữ họ lại với công ty.
9> Là nhà quản lý có định hướng duy trì nhân viên. Đừng bao giờ quên rằng một phần trách nhiệm của bạn với vai trò nhà quản lý là đảm bảo bố trí đúng nhân viên vào bộ phận của bạn. Giữ những người làm việc tốt nhất và xuất sắc là một phần của nhiệm vụ này. Vì vậy hãy nhìn vào cách mà bạn quản lý con người và cách mà bạn lập kế hoạch công việc. Bạn khuyến khích những người giỏi ở lại, hay chính bạn đã vô tình đẩy họ đi?