Bí quyết phỏng vấn và làm bài thi tuyển dụng
Trong những buổi phỏng vấn, ngoại trừ những người đã có nhiều kinh nghiệm khi đi phỏng vấn thì hầu hết ứng viên đều trong tình trạng mất bình tĩnh, lo sợ hay thậm chí nói lắp…Đã có rất nhiều ứng viên than thở rằng họ bị quay bởi những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vậy bạn là một ứng viên, bạn cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn và sẽ hóa giải những câu hỏi khó của nhà tuyển dụng như thế nào? Dưới đây sẽ là những bí quyết giúp bạn có thể chuẩn bị tốt và có được một buổi phỏng vấn thành công.
Chuẩn bị trước buổi thi & phỏng vấn tuyển dụng
Bạn nên chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về cuộc thi, về công ty mà bạn chuẩn bị tham gia vào phỏng vấn. Muốn làm được điều này, bạn cần truy cập vào trang chủ của công ty tuyển dụng tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, hoạt động, các thành công mà công ty đã đạt được. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người phỏng vấn, bởi qua đó họ có thể xác định bạn đã thực sự sẵn sàng và đủ nhiệt huyết để hòa nhập với công việc hay chưa.
Bất cứ những gì bạn ghi trong CV ( hồ sơ xin việc) đều có thể trở thành câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế bạn cần hiểu rõ được mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh và điểm yếu của mình, mức lương mong muốn để có thể trả lời những câu hỏi gai góc của người tuyển dụng. Thành thật và không quá khoa trương là bí quyết trả lời những câu hỏi này.
Hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái. Phỏng vấn là lúc các ứng viên được yêu cầu cung cấp những kinh nghiệm thực tế, cho dù bạn có hay không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó thì cũng hãy trả lời phỏng vấn một cách thẳng thắn. Không nên vì mình không biết, không có kinh nghiệm mà tự ti hay sợ hải trước người phỏng vấn.
Tập luyện trước khi vào phỏng vấn chính thức, bạn hãy tập luyện ở nhà với những người thân, bạn bè của mình. Đây là cách tốt nhất để luyện cho mình sự tự tin và khắc phục những nhược điểm khi giao tiếp.
Đến đúng giờ: một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn. Không nên đến muộn và xin lỗi vơi nhiều lý do như: xe tôi bị hết xăng, lý do tắc đường…
Ăn mặc gọn gàng, sáng sủa sao cho toát lên vẻ lịch sự và nghiêm túc với công việc, đừng làm cho mình quá lộng lẫy hay đeo quá nhiều phụ kiện, bởi bạn đang đi xin việc chứ không phải đi dự lễ hội.
Di động: bạn hãy nhớ tắt điện thoại di động trước khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại trong phỏng vấn không làm tang giá trị của bạn mà làm cho người khác thấy bạn bận rộn, hơn nữa là bất lịch sự và không tôn trọng người khác.
Trong lúc phỏng vấn tuyển dụng
Trong lúc phỏng vấn bạn nên lắng nghe thật kỹ câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu gặp câu hỏi khó bạn hãy hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh rồi suy nghĩ cách trả lời. Thông thường, với những câu hỏi khó nhà tuyển dụng sẽ coi trọng cách ứng viên lập luận để trả lời hơn là nội dung của câu trả lời. Vì thế, bạn cứ trả lời theo cách mà bạn cho là hợp lý nhất.
Tuy nhiên trong phần lớn trường hợp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các câu trả lời đi thằng vào vấn đề và chân thật. Nhiều ứng viên trả lời như được lập trình từ trước nên khi nhà tuyển dụng hỏi cặn kẽ hơn họ sẽ bị lúng túng ngay.
Cho nhà tuyển dụng thấy tuyển dụng bạn không phải là mất đi một khoản chi phí , mà là một khoản đầu tư. Hãy chứng minh rằng bạn hoàn toàn có khả năng và kinh nghiệ m giúp công ty tìm ra các giải pháp tăng trưởng doanh thu, giảm thiểu chi phí và đẩy mạnh hiệu suất công việc.
Luôn bình tĩnh và giữ vững lập trường , quan điểm của bạn trong suốt cuộc phỏng vấn. Bạn cần phải xác định được cơ hội việc làm này có giá trị như thế nào với bạn, bạn sẽ từ bỏ những gì để có nó và đánh đổi những gì để thành công với công việc mới. Tuy nhiên bạn cũng nên mèm dẻo với các nhu cầu của bản than với khả năng đáp ứng của nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ đến thời gian làm việc, mức lương, cơ hội học hỏi và kả năng tham dự các cuộc họp quan trọng .. mà bãn sẽ có nếu được tuyển dụng.
Cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn có công việc này và tự tin khẳng định việc nhà tuyển dụng chọn bạn là một quyết định sáng suốt.
Trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách lưu loát
Ngoài ra để gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn, bạn có thể đưa ra một số câu hỏi để khẳng định bản than như:
-Một thí sinh lý tưởng đến xin việc thì cần những yếu tố gì? ( hãy lắng nghe và sau đó đưa ra những phẩm chất mà bạn có phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.?
-Nhân tố nào làm cho công ty của ông thành công và điểm khác biết của nó đối với đối thủ cạnh tranh là gì?
-Ông có nghĩ trình độ của tôi đáo ứng được yêu cầu của ông không?