Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh 4- Test bảo hiểm trong kinh doanh 4

Câu 1: Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng của đoạn văn dưới đây: “………………….. chính là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy quyết định thích nghi trong cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, chỉ có thể …………………….. khi có thể có sự lựa chọn và trong đó việc chấp nhận rủi ro này hay ………….. kia là hợp lý hay không hợp lý.
  •  A: Chấp nhận rủi ro
  •  B: Tránh né rủi ro
  •  C: Hoán chuyển rủi ro
  •  D: Tự bảo hiểm
Câu 2: Lý do của việc “chấp nhận gánh chịu rủi ro” là:
  •  A: Không còn cách nào khác tốt hơn và cũng không thể né tránh
  •  B: Do chưa nhận biết rủi ro
  •  C: Chấp nhận một rủi ro
  •  D: Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 3: Thuật ngữ “nguy cơ” dùng để chỉ:
  •  A: Một điều kiện phối hợp tác động làm gia tăng khả năng phát động rủi ro gây ra tổn thất
  •  B: Là nguyên nhân của tổn thất
  •  C: Là tập hợp những rủi ro cùng loại hoặc tác động lên cùng đối tượng
  •  D: Là cách gọi khác của hiểm họa
Câu 4: Hãy chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào khoảng trắng của đoạn văn dưới đây: “…………….. là một điều kiện làm gia tăng khả năng tổn thất. Không có …………………, rủi ro vẫn tồn tại, có …………………. , khả năng rủi ro phát động cao hơn. Do đó, để giảm thiểu ……………….. chỉ có thể làm giảm khả năng xảy ra biến cố chứ không làm giảm thiểu hay triệt tiêu rủi ro.”
  •  A: Hiểm họa
  •  B: Nguy cơ
  •  C: Tổn thất
  •  D: Sự không chắc chắn
Câu 5: Nguy cơ là:
  •  A: Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất
  •  B: Một biến cố xấu chắc chắn xảy ra
  •  C: Yếu tố tác động phối hợp làm gia tăng khả năng tổn thất
  •  D: Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 6: Đối với tài sản là đối tượng bảo hiểm, việc bên mua bảo hiểm có hành động trục lợi dẫn đến bị thiệt hại, phá hủy, hành động đó gọi là:
  •  A: Một nguy cơ đạo đức
  •  B: Một rủi ro đạo đức
  •  C: Một hiểm họa đạo đức
  •  D: Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7: Đối với một công ty bảo hiểm, việc bên mua bảo hiểm có hành động trục lợi, hành động đó gọi là:
  •  A: Một nguy cơ đạo đức
  •  B: Một rủi ro đạo đức
  •  C: Một hiểm họa đạo đức
  •  D: Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 8: Cá nhân và tổ chức kinh doanh đều phải đối mặt với 2 loại rủi ro. Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ. Theo định nghĩa, rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả:
  •  A: Chỉ liên quan đến khả năng hiểm họa
  •  B: Chỉ liên quan đến khả năng tổn thất
  •  C: Liên quan đến cả khả năng tổn thất và khả năng hiểm họa
  •  D: Không có câu nào đúng
Câu 9: “Nguyên nhân ngẫu nhiên” được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại nhằm
  •  A: Chỉ một biến cố khách quan và nguồn gốc tự nhiên
  •  B: Chỉ một biến cố chủ quan, được diễn ra dưới tác động của con người, nhưng hành động của người đó không nhằm mục đích gây ra tổn thất
  •  C: Chỉ một trong những điều kiện mà rủi ro có thể bảo hiểm
  •  D: Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 10: Năm 1988, một tàu biển của Cảng Sài Gòn bị bốc cháy bất ngờ. Giám định đã xác định nguyên nhân của sự cố là do chiếc đèn dây khi sử dụng liên tục trong nhiều giờ bị nổ trong hầm máy có điều kiện thông gió kém. Theo bạn, trong vụ hỏa hoạn này, có sự tác động của:
  •  A: Nguy cơ vật chất
  •  B: Nguy cơ tinh thần
  •  C: Nguy cơ vật chất và nguy cơ đạo đức
  •  D: Nguy cơ vật chất và nguy cơ tinh thần

Trắc nghiệm Bảo hiểm khác

Các loại trắc nghiệm khác

Ghi chú về bài Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh 4

Bài Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh 4 đã được kiểm duyệt trên websites vieclam.tv. Nếu thông tin không chính xác, bạn có thể liên hệ thông báo cho chúng tôi.
Từ khóa tìm kiếm
Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh 4- Test bảo hiểm trong kinh doanh 4 . Bài thi Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh 4 miễn phí. Làm bài test Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh 4 online. Trac nghiem bao hiem trong kinh doanh 4- Test bao hiem trong kinh doanh 4 . Bai thi Trac nghiem bao hiem trong kinh doanh 4 mien phi. Lam bai test Trac nghiem bao hiem trong kinh doanh 4 online.