Trắc nghiệm Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5- Test Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5

Câu 1: Nghĩa vụ của Việt Nam trong việc giảm thuế suất vào thời điểm cuối cùng theo Hiệp định CEPT là:
  •  A: 0%
  •  B: 0-5%
  •  C: Dưới 20%
  •  D: Từ 0-10%
Câu 2: Những yếu tố nào sau đây thuộc về công nghệ?
  •  A: Máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm
  •  B: Con người vận hành máy móc thiết bị đó
  •  C: Tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng.
  •  D: Máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm, con người vận hành máy móc thiết bị đó, tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, cơ cấu quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Câu 3: Bán phá giá hối đoái làm cho:
  •  A: Xuất khẩu tăng
  •  B: Đầu tư từ nước ngoài vào trong nước tăng
  •  C: Du lịch nước ngoài vào trong nước tăng
  •  D: Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Cuba là một thành viên của WTO, Nga chưa phải là thành viên của WTO. Vậy theo nguyên tắc MFN (không tính đến những ngoại lệ đặc biệt)
  •  A: Những ưu đãi mà Cuba dành cho Nga cũng không được cao hơn dành cho tất cả các thành viên WTO còn lại
  •  B: Nghĩa vụ MFN theo WTO không tính đến Nga vì Nga chưa phải là thành viên
  •  C: Lựa chọn a là đúng bởi vì Nga đã là quan sát viên của WTO. MFN theo WTO chỉ không tính đến những nước chưa phải là quan sát viên
  •  D: MFN theo WTO quy định những ưu đãi mà Cuba dành cho các thành viên như thế nào thì phải dành cho Nga một cách tương ứng
Câu 5: Theo quy định của Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Việt Nam sẽ dành đãi ngộ NT cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010. Vào thời điểm đó, chính sách nào dưới đây của Việt Nam vi phạm quy định NT:
  •  A: Dành cho Nhà đầu tư Singapore ưu đãi hơn Nhà đầu tư Thái Lan
  •  B: Áp dụng chính sách hai giá trong việc cung cấp một số dịch vụ (giá cung cấp cho nhà đầu tư trong nước thấp hơn giá cho các nhà đầu tư từ ASEAN)
  •  C: Cấm tất cả các nhà ĐTNN trong một số lĩnh vực
  •  D: B & C
Câu 6: Những ngoại lệ cơ bản của nguyên tắc MFN:
  •  A: Mậu dịch biên giới và những ưu đãi trong các khu vực thương mại tự do
  •  B: Những ưu đãi một chiều mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang và chậm phát triển
  •  C: Mua sắm Chính phủ
  •  D: Tất cả các nội dung trên
Câu 7: Thuế quan là một hình thức phân phối lại thu nhập
  •  A: Từ người sản xuất sang người tiêu dùng
  •  B: Từ người tiêu dùng sang người sản xuất, từ người tiêu dùng sang ngân sách Chính phủ
  •  C: Từ người sản xuất sang ngân sách Chính phủ
  •  D: Từ người tiêu dùng sang người sản xuất
Câu 8: So với thuế quan NK, hạn ngạch NK mang lại lợi ích cho:
  •  A: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó trong nước, doanh nghiệp được cấp hạn ngạch
  •  B: Người tiêu dùng sản phẩm đó trong nước
  •  C: Doanh nghiệp được cấp hạn ngạch
  •  D: Chính phủ
Câu 9: Để khắc phục hiện tượng giá cánh kéo, các nước đang phát triển có thể sử dụng biện pháp nào?
  •  A: Trợ cấp cho nông nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
  •  B: Cải biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo
  •  C: Áp dụng rộng rãi các biện pháp hạn chế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo
  •  D: Bán phá giá để đẩy mạnh xuất khẩu
Câu 10: Đối tượng áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa nhập khẩu là:
  •  A: Hàng máy móc thiết bị
  •  B: Hàng nông sản thực phẩm
  •  C: Tất cả các hàng hóa mua bán trên thị trườn
  •  D: Cả 3 đáp án trên đều sai

Trắc nghiệm Quan hệ đối ngoại khác

Các loại trắc nghiệm khác

Ghi chú về bài Trắc nghiệm Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5

Bài Trắc nghiệm Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5 đã được kiểm duyệt trên websites vieclam.tv. Nếu thông tin không chính xác, bạn có thể liên hệ thông báo cho chúng tôi.
Từ khóa tìm kiếm
Trắc nghiệm Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5- Test Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5 . Bài thi Trắc nghiệm Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5 miễn phí. Làm bài test Trắc nghiệm Quan hệ Kinh tế Quốc tế 5 online. Trac nghiem Quan he Kinh te Quoc te 5- Test Quan he Kinh te Quoc te 5 . Bai thi Trac nghiem Quan he Kinh te Quoc te 5 mien phi. Lam bai test Trac nghiem Quan he Kinh te Quoc te 5 online.