Trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng 47- Test nghiệp vụ ngân hàng 47

Câu 1: Tham gia bảo lãnh gián tiếp gồm các bên nào?
  •  A: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh
  •  B: A và người được bảo lãnh
  •  C: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh
  •  D: Ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh, người được bảo lãnh
Câu 2: Quy trình bảo lãnh gồm những nội dung nào?
  •  A: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh, ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh.
  •  B: Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát thư bảo lãnh; khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh; ngân hàng thâmt định hồ sơ và quyết định.
  •  C: khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có) theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh
  •  D: C và tất toán bảo lãnh.
Câu 3: Trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thường có các phương pháp phân tích nào?
  •  A: Đánh giá trực tiếp và gián tiếp, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá cá biệt.
  •  B: A và phương pháp đánh giá toàn diện.
  •  C: B và phương pháp đánh giá cho điểm
  •  D: A và phương pháp đánh giá cho điểm.
Câu 4: Nhu cầu thanh toán đối với ngân hàng thương mại bao gồm những nhu cầu nào?
  •  A: Nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản tiền vay đến hạn trả
  •  B: Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà ngân hàng cam kết cho vay
  •  C: Lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, tiền vay.
  •  D: B; nhu cầu rút tiền của người gửi; trả lãi cho các khoản tiền gửi; trả nợ và lãi mà ngân hàng đi vay; nhu cầu chi tiêu khác của bản thân ngân hàng thương mại.
Câu 5: Theo tiêu chuẩn quốc tế Basle thì mức độ rủi ro của tài sản có được chia thành những loại nào?
  •  A: Loại 0% gồm tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD, Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, các khoản nợ chính phủ Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân, cho vay dài hạn.
  •  B: Loại 0% gồm tiền mặt và các khoản nợ chính phủ. Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH. Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân. Loại 100%, nợ theo tiêu chuẩn.
  •  C: Loại 0% gồm tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, cho vay ngắn hạn Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân; cho vay tiêu dùng. Loại 100% nợ không theo tiêu chuẩn
  •  D: Loại 0% gồm tiền mặt và các khoản nợ chính phủ, chứng khoán ngắn hạn Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, cho vay cầm đồ Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân, cho vay bao thanh toán. Loại 100% nợ có vấn đề.
Câu 6: Phân tích tình hình dự trữ sơ cấp của NH gồm những nội dung phân tích nào?
  •  A: Phân tích dự trữ pháp định, tiền mặt tại quỹ, các khoản thu từ các NH khác.
  •  B: Phân tích tiền mặt tại quỹ, các khoản thu từ các NH khác.
  •  C: Phân tích dự trữ pháp định, tiền mặt tại quỹ.
  •  D: Phân tích dự trữ pháp định, các khoản thu từ các NH khác
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
  •  A: Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu dùng của gia đình
  •  B: Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của cá nhân và yêu cầu kinh doanh của hộ gia đình
  •  C: Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình
  •  D: Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.
Câu 8: Thế nào là tín dụng tiêu dùng trả góp?
  •  A: Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc một lần và trả lãi nhiều lần.
  •  B: Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc nhiều lần và trả lãi một lần
  •  C: Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay.
  •  D: Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay có thể trả gốc và lãi không theo kỳ hạn nhất định.
Câu 9: Thế nào là thư tín dụng có thể huỷ ngang?
  •  A: Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi nhưng phải báo cho người bán biết.
  •  B: Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C bổ sung và phải báo cho người bán biết.
  •  C: Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung mà không cần báo cho người bán.
  •  D: Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua không cần đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung nhưng phải báo cho người bán biết
Câu 10: Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận là gì?
  •  A: Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang không cần có một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền
  •  B: Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C
  •  C: Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và có thể bổ sung, sửa đổi
  •  D: Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang cần một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền và không cần có yêu cầu của ngân hàng mở L/C

Trắc nghiệm Ngân hàng khác

Các loại trắc nghiệm khác

Ghi chú về bài Trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng 47

Bài Trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng 47 đã được kiểm duyệt trên websites vieclam.tv. Nếu thông tin không chính xác, bạn có thể liên hệ thông báo cho chúng tôi.
Từ khóa tìm kiếm
Trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng 47- Test nghiệp vụ ngân hàng 47 . Bài thi Trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng 47 miễn phí. Làm bài test Trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng 47 online. Trac nghiem nghiep vu ngan hang 47- Test nghiep vu ngan hang 47 . Bai thi Trac nghiem nghiep vu ngan hang 47 mien phi. Lam bai test Trac nghiem nghiep vu ngan hang 47 online.